5 điều cần làm để phòng ngừa bệnh cảm lạnh khi giao mùa

Bạn có đang bị cảm lạnh hay liên tục xảy ra tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi mà không rõ lý do không? Nếu gặp phải các trường hợp như vậy, bạn hãy cố gắng tự chăm sóc bản thân thông qua những lời khuyên sau đây nhé!

1. Ngủ nhiều hơn

Thiếu ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh các kháng thể và các tế bào chống lại bệnh truyền nhiễm. Cố gắng có một giấc ngủ ngon, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Người ta nói rằng cần ngủ 8 tiếng 1 ngày  để giảm lượng cortisol (hormone căng thẳng) và chuẩn bị môi trường tốt cho cơ thể và não bộ. Cortisol làm chậm quá trình sản xuất các kháng nguyên chống lại bệnh tật, nhưng các bài tập hít thở thông thường và hít thở sâu sẽ làm giảm mức độ căng thẳng một cách tự nhiên. Ngoài ra, chánh niệm, thiền, yoga và đi bộ cũng mang lại hiệu quả.

2. Chăm sóc sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruộtkhả năng miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau, với hơn 80% hệ thống miễn dịch có trong ruột. Chất xơ và polyphenol trong thực phẩm rất cần thiết để duy trì sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Bạn hãy thử thêm 2-3 thìa hạt lanh vào bột yến mạch hoặc sinh tố; hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch và các loại hạt hàng ngày. Ngoài ra, thực phẩm chức năng giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và thúc đẩy tiêu hóa cũng rất hiệu quả.

GỢI Ý SẢN PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT

3. Phơi nắng cơ thể

Ánh nắng mặt trời là một “đồng minh” có khả năng miễn dịch mạnh mẽ! Nếu bạn không bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho một ngày bằng những cách như tập thể dục bên ngoài hoặc tranh thủ tiếp xúc ánh nắng trên đường đi làm, bạn sẽ không chỉ cảm thấy mệt mỏi mà còn cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, thiếu vitamin D sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và cảm cúm.

Tuy nhiên, da bạn có thể bị cháy nắng ngay cả trong mùa đông, vì vậy hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da.

4. Sử dụng các loại thảo mộc

Nói đến các loại thảo mộc giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phải kể đến xuyên tâm liên. Nổi tiếng là “thuốc kháng sinh trong thế giới thảo dược”, xuyên tâm liên đã được sử dụng thay thế cho thuốc kháng sinh từ thời cổ đại. Có thể uống dưới dạng viên nang hoặc viên nén. Tuy nhiên, nó khá đắng khi bạn uống dưới dạng trà.

Tuy nhiên vì xuyên tâm liên có thể hiểu như là kháng sinh từ thảo dược, vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi mua sản phẩm tránh hàng kém chất lượng cũng như biết cách sử dụng để không gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Không nên tự ý sử dụng mà chưa tìm hiểu kỹ hay chưa có sự chỉ dẫn. Ngoài ra, đặc điểm của xuyên tâm liên là rất “lạnh” nên nếu dùng không đúng liều (trung bình một ngày chỉ khoảng 10-12 gram) sẽ rất dễ bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, tỏi là một loại thực phẩm / thảo mộc kháng khuẩn. Đương nhiên một số bạn lo lắng về hơi thở có mùi vì chất allicin có trong tỏi, nhưng thành phần này giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Lợi ích của nguyên liệu này chỉ có thể đạt được bằng cách nghiền hoặc thái tỏi, vì vậy bạn hãy thử làm nước sốt salad với tỏi và dầu ô liu. Ngoài ra một số người có thể thái tỏi thành từng miếng nhỏ và nuốt 1-2 miếng mỗi ngày.

Gừng cũng là một loại thực phẩm kháng khuẩn và rất tốt để giảm tình trạng nghẹt mũi. Ngoài ra, giúp giảm sưng mặt do cảm lạnh nhờ vào tác dụng chống viêm mạnh, và thúc đẩy sức khỏe của da. Nước ép quế và cam cũng có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.

5. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên là hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi không có nước thường bạn có thể sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn, thường xuyên lau chùi bàn làm việc, băng ghế và đồ dùng cá nhân cũng là điều vô cùng quan trọng. Dầu tràm trà, bạch đàn và hoa oải hương có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tương tự như các loại tinh dầu, bạn có thể cho chúng vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc các vật dụng làm sạch tự chế, hoặc pha loãng chúng và bôi lên da hay huyệt của bạn.

Nếu bạn ghi nhớ năm điều trên và chú trọng chăm sóc cơ thể và tâm trí từ bên trong, bạn có thể dễ dàng trải qua mùa đông này và giảm khả năng bị cảm lạnh.

Nguồn báo: https://news.yahoo.co.jp/articles/60dfaf524b8aab48a854ada7c8d0379b5e9539eb

Người dịch: Thảo My

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

SẢN PHẨM THAM KHẢO