Liệu pháp ức chế điểm kiểm tra miễn dịch (Phần 1)

Liệu pháp ức chế điểm kiểm tra miễn dịch – Liệu pháp được Nhật Bản công nhận có thể điều trị bệnh ung thư.

Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là một hệ thống kiểm định giữa “những vật chất vốn có” và “những vật chất ngoại lai)”. Nó sẽ loại bỏ những vật chất ngoại lai ra ngoài cơ thể. Khi vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể, khả năng miễn dịch sẽ được kích hoạt. Sau đó nó sẽ cố gắng loại bỏ các vật chất ngoại lai đó.

Khi các vật chất ngoại lai bị đào thải, cơ chế ức chế miễn dịch hoạt hóa sẽ hoạt động. Sau đó hệ miễn dịch sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nếu hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động mạnh sẽ sinh ra các bệnh. Ví dụ như: rối loạn hệ tự miễn dịch, dị ứng. Thế nên trong cơ thể có cơ chế tự ức chế hệ miễn dịch.

Nói cách khác, khả năng miễn dịch ngày càng mạnh hoặc yếu đi tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người.

Nguồn: VINMEC

Liệu pháp ức chế điểm kiểm tra miễn dịch.

Khi các tế bào ung thư đến giai đoạn “tẩu thoát”, chúng ta sẽ sử dụng một cơ chế gọi là “trạm kiểm soát miễn dịch”. Cơ chế này sẽ ngăn chặn khả năng miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Protein (phân tử kiểm tra miễn dịch) sẽ làm nhiệm vụ truyền lệnh “ngăn chặn miễn dịch” hoạt động trên bề mặt của tế bào miễn dịch và tế bào ung thư tương ứng.

PD-1 là một phân tử kiểm tra miễn dịch điển hình được phát hiện trong các tế bào miễn dịch (tế bào T). PD-1 thường có trong các tế bào ung thư. Sự liên kết của các phân tử này ngăn chặn khả năng tấn công tế bào ung thư của tế bào miễn dịch. Nó giúp tế bào ung thư có cơ hội thoát chết.

Tương tự, CTLA-4 cũng là phân tử kiểm soát miễn dịch. Nó cũng được phát hiện trong tế bào T. CTLA-4 tham gia vào quá trình ức chế miễn dịch chống lại tế bào ung thư theo cơ chế khác với PD-1.

Ức chế miễn dịch xảy ra khi tế bào miễn dịch và tế bào ung thư liên kết với nhau thông qua các phân tử kiểm soát miễn dịch tương ứng với chúng. Vì thế chất ức chế miễn dịch sẽ phát triển để ngăn chúng liên kết, rồi gửi tín hiệu ức chế.

Đó là cơ chế của phương pháp ức chế điểm kiểm tra miễn dịch.

Nguồn báo:

Người dịch: Thanh Mai

Chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh

Bài viết thao khảo: