8 nguyên nhân làm suy giảm khả năng miễn dịch

Miễn dịch là hệ thống tự vệ có chức năng giữ cho toàn bộ cơ thể ở trạng thái bình thường bằng cách tấn công các chất lạ như mầm bệnh và vi rút đã xâm nhập vào cơ thể, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, thải bỏ các chất cặn bã và các tế bào ung thư đã phát triển.

Do đó, khả năng miễn dịch suy yếu không chỉ khiến bạn dễ mắc các bệnh như bệnh truyền nhiễm mà còn làm tăng nguy cơ bệnh nặng hơn. Nói cách khác, cần phải tăng cường khả năng miễn dịch để giữ cho cơ thể ở trạng thái bình thường. Vì vậy, sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những nguyên nhân làm suy giảm khả năng miễn dịch và các biện pháp nâng cao khả năng miễn dịch.

1. Rối loạn cân bằng dinh dưỡng, ăn uống quá độ

Để tăng cường khả năng miễn dịch, điều quan trọng là phải duy trì tốt tình trạng của đường ruột, nơi tập trung khoảng 70% tế bào miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Rối loạn thói quen ăn uống sẽ làm môi trường đường ruột xấu đi, ăn uống quá độ sẽ gây căng thẳng cho đường tiêu hóa cũng như đường ruột trở nên kiệt sức, từ đó làm suy yếu các tế bào miễn dịch trong ruột.

Để tăng cường khả năng miễn dịch và kích hoạt tốt chức năng của ruột, điều quan trọng là phải ăn uống có quy tắc, ăn ba bữa một ngày đều đặn.

Những chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường khả năng miễn dịch chính là protein (chất đạm) và chất xơ. Vì protein (thịt, cá, đậu phụ,…) là nguyên liệu của tế bào nên nếu thiếu chúng, sẽ khó tạo ra các tế bào miễn dịch và chất xơ (rau, các loại củ, nấm,…) có chức năng điều chỉnh môi trường đường ruột, làm tăng số lượng của vi khuẩn tốt trong ruột. Ngoài ra, hãy thực hiện một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất (rau có màu xanh và vàng, rong biển,…) có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Bài viết tham khảo: 7 loại rau giúp tăng cường khả năng miễn dịch

2. Thiếu ngủ / Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Trong khi ngủ, rất nhiều hóc môn tăng trưởng được tiết ra để sửa chữa các tế bào bị tổn thương do hoạt động ban ngày. Khi thiếu ngủ, hóc môn tăng trưởng không được tiết ra đầy đủ dẫn đến suy giảm tế bào miễn dịch và làm giảm khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, cơ thể con người có đồng hồ sinh học kiểm soát việc bài tiết hóc môn và các dây thần kinh tự chủ để giữ cho cơ thể luôn hoạt động tốt, nhưng nếu bạn sinh hoạt không lành mạnh, đồng hồ sinh học sẽ bị rối loạn, điều này cũng dẫn đến khả năng miễn dịch bị suy yếu.

Đi ngủ sớm và dậy sớm là điều quan trọng nhất để giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động ổn định. Khi tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm, hóc môn “serotonin” (hay còn gọi là hóc môn hạnh phúc) giúp cân bằng tâm trí sẽ được bài tiết. Vào ban đêm, serotonin thay đổi thành hóc môn melatonin, giúp thúc đẩy giấc ngủ và dẫn đến một giấc ngủ chất lượng, vì vậy bạn có thể tập thói quen phơi nắng ngay khi thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra, để có một giấc ngủ ngon, lý tưởng nhất là bạn nên ngủ trong tình trạng hệ tiêu hóa và đầu óc được nghỉ ngơi. Ăn ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ và tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì ánh sáng từ máy tính hay điện thoại thông minh sẽ đánh thức não bộ và cản trở giấc ngủ của bạn.

3. Căng thẳng, áp lực

Khi tinh thần căng thẳng, các “dây thần kinh tự chủ” điều chỉnh chức năng của các cơ quan nội tạng sẽ bị rối loạn. Ngay sau đó, vi rút và mầm bệnh bám trên bề mặt niêm mạc, giải độc và giảm bài tiết “kháng thể IgA”, chất giúp ngăn không cho vi rút, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến suy yếu khả năng miễn dịch.

Để không bị căng thẳng, điều quan trọng là làm tươi mới bản thân, vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục vừa sức. Bạn cũng nên tìm cho bản thân những sở thích và tận hưởng nó một cách vui vẻ. Ngoài ra, khi bạn cười, một trong những tế bào miễn dịch, “tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK)” sẽ được kích hoạt. Do đó, thật tốt nếu bạn cố gắng mỉm cười mỗi ngày.

4. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục vừa phải làm tăng khả năng miễn dịch, nhưng ngược lại, nếu tập thể dục quá sức sẽ làm giảm khả năng miễn dịch. Tập thể dục quá sức gây nhiều căng thẳng cho cơ thể, làm rối loạn sự cân bằng của các dây thần kinh tự chủ và ức chế chức năng của hệ thống miễn dịch.

Để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy cố gắng tập thể dục vừa phải, cảm thấy thoải mái khi tập luyện. Khi bạn vận động cơ thể bằng những bài tập thể dục thích hợp, nhiệt độ cơ thể tăng lên, lưu lượng máu được cải thiện, oxy và chất dinh dưỡng có thể được cung cấp đến toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, máu được vận chuyển đến các cơ bắp, từ đó giúp cải thiện sự trao đổi chất và nâng cao khả năng miễn dịch. Nên đi bộ vì có thể hô hấp một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, đi bộ còn có một ưu điểm là có thể dễ dàng duy trì mà không gây quá sức và có thể thực hiện trong thời gian dài.

5. Lạnh

Khi cơ thể bị lạnh, các mạch máu co thắt dẫn đến lưu lượng máu kém, khó vận chuyển các tế bào miễn dịch và chất dinh dưỡng đến mọi ngóc ngách trong cơ thể, khiến khả năng miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, sự trao đổi chất cũng kém đi và nhiệt độ cơ thể khó được tăng lên.

Để cải thiện tình trạng cảm lạnh, hãy lưu ý sinh hoạt điều độ và ngủ đủ giấc để điều hòa chức năng của các dây thần kinh tự chủ, nguyên nhân khiến cơ thể bị cảm lạnh. Để tăng cường trao đổi chất, điều quan trọng là cố gắng sinh ra nhiệt lượng từ bên trong cơ thể bằng cách tập thói quen vận động cơ thể như đi bộ càng nhiều càng tốt. Ngâm mình trong nước nóng ở nhiệt độ khoảng 38 ° C cũng có tác dụng giảm lạnh và tăng cường trao đổi chất.

6. Hút thuốc

Hút thuốc lá có nhiều bất lợi như nicotin làm suy giảm lưu lượng máu, giảm tế bào bạch huyết (tế bào thúc đẩy tăng cường miễn dịch), giảm chức năng của chân lông bao bọc niêm mạc của khí quản (có tác dụng tống các chất lạ ra bên ngoài), ngoài ra còn có nhược điểm là làm tiêu thụ vitamin C (chất tăng cường khả năng miễn dịch) và kết quả là, khả năng miễn dịch bị suy yếu.

Cai thuốc lá là điều cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch. Hãy bắt đầu cai thuốc lá qua việc tránh những thời điểm bạn có nguy cơ bị căng thẳng, áp lực chẳng hạn như khi công việc bận rộn. Tiếp nhận điều trị và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm hay phòng khám cai thuốc lá cũng là một trong những cách giúp bạn bỏ thuốc lá thành công.

7. Tuổi tác

Số lượng các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường sẽ giảm cùng với sự gia tăng tuổi tác. Bên cạnh đó, chức năng của các tế bào miễn dịch mới sinh ra cũng suy giảm, do đó tuổi tác càng cao hệ thống miễn dịch càng suy yếu.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh chưa phát triển tốt sức đề kháng với nhiều căn bệnh cũng có khả năng miễn dịch thấp. Vì khả năng miễn dịch có được khi bị nhiễm các loại vi rút và mầm bệnh khác nhau, trẻ sơ sinh ít tiếp xúc với vi khuẩn nên chưa có nhiều khả năng miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Để tăng cường khả năng miễn dịch cho người già và trẻ sơ sinh thì cải thiện môi trường đường ruột là điều quan trọng hàng đầu. Cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm lên men, các loại nấm, chất xơ giúp cải thiện môi trường đường ruột; ăn các loại protein như thịt và đậu phụ giúp kích hoạt tế bào miễn dịch. Ngoài ra, vận động cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất quan trọng để tăng cường khả năng miễn dịch.

Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh, cho chúng tiếp xúc với các loại vi khuẩn khác nhau cũng là điều quan trọng. Hãy cho trẻ chơi đùa bên ngoài, chẳng hạn như chơi trên cát.

8. Mang thai

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy mất cân bằng nội tiết tố, ốm nghén, dinh dưỡng kém và căng thẳng.

Ngoài ra, lúc này thai nhi được coi là vật lạ đối với cơ thể, vì thế  khả năng miễn dịch của hệ thống bảo vệ cơ thể hoạt động có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, khi mang thai, chức năng của các tế bào miễn dịch bị suy giảm để bảo vệ thai nhi và mẹ.

Để tăng cường khả năng miễn dịch khi mang thai, điều quan trọng là phải ngăn ngừa việc bị lạnh và làm ấm các cơ quan trong cơ thể. Cố gắng uống đồ ấm càng nhiều càng tốt và ngâm mình trong bồn tắm thay vì tắm vòi sen. Điều quan trọng nữa là ăn nhiều  protein, chất xơ và thực phẩm lên men để chuẩn bị tốt môi trường ruột, nơi tồn tại nhiều tế bào miễn dịch. Cố gắng tập thể dục ở mức cho phép, chẳng hạn như đi bộ.

Tóm lại, hệ thống miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Và bạn cũng đã biết, nơi tập trung phần cơ quan miễn dịch của cơ thể chính là đường ruột, nếu bạn có môi trường đường ruột khỏe mạnh thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt, từ đó giúp ngăn chặn phần nào một số căn bệnh truyền nhiễm cũng như những căn bệnh khác liên quan đến đường ruột. Thế nên chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của cơ thể. Hãy ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải để cải thiện hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cho bản thân và gia đình những thực phẩm bổ sung hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện môi trường đường ruột để kết hợp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trong số đó Viên nén rau củ Organic từ nhà sản xuất Nhật Bản, sản phẩm làm từ chiết xuất lên men của 32 loại rau củ quả hữu cơ, giúp tiêu hủy các chất cặn bã (phân) tồn tại lâu ngày trong các hốc ở ruột và thải ra ngoài. Vì các chất cặn bã này chứa nhiều vi khuẩn độc hại nên sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch. Đây là sản phẩm đáng để bạn lựa chọn và trải nghiệm vì một sức khỏe lâu dài.

Nguồn báo: https://www.macrophi.co.jp/special/1571/

Người dịch: Thảo My

Chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh

Mua hàng tại đây