Khác biệt giữa trường Đại học và trường Chuyên môn (Senmon) Nhật Bản

Khi lựa chọn trường để đi du học Nhật Bản, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người phân vân không biết nên chọn trường đại học hay trường chuyên môn. Cả hai đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, thông qua bài viết này, tôi sẽ phân tích về sự khác biệt giữa các trường Đại học và các trường Chuyên môn để mọi người hiểu rõ.

Định nghĩa Đại học và Chuyên môn (Senmon)

Thế nào là trường đại học?

Đầu tiên, đối với đến các trường đại học, đây là cơ sở giáo dục đào tạo chuyên sâu hơn về học vấn cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3), những người đã hoàn thành 12 năm giáo dục đặc biệt hoặc những người có học lực tương đương trở lên.

Tùy thuộc vào chương trình học và trình độ, sinh viên sẽ nhận được bằng cấp như “cử nhân đại học, thạc sĩ, bằng cấp chuyên nghiệp và tiến sĩ”.

Những người đã được cấp bằng thì được chính thức công nhận là có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.

Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc kiếm được một ngành nghề sử dụng tối đa chuyên ngành đã học.

Tất nhiên, một số người lựa chọn nghề nghiệp hoàn toàn không liên quan đến ngành học của họ, và cũng có những người học tiếp lên cao học để trau dồi thêm kiến thức và đóng góp một phần sức vào phát triển nước nhà

 

Ưu điểm của việc học đại học?

Lợi ích của việc đi học đại học thì cảm nhận của mỗi người là khác nhau, nhưng nhiều người cảm thấy rằng:

• Bạn có thể học những gì bạn muốn học

• Bạn có thể học nhiều lĩnh vực khác nhau

• Được trang bị đầy đủ tiện nghi

• Các trường đại học có văn hóa độc đáo và niềm vui riêng

• Có một bầu không khí tự do

Ở trường đại học, không chỉ có kiến thức chuyên ngành mà còn có một số lượng lớn các môn học để lựa chọn, bạn có thể tham gia các khóa học khác nhau, chẳng hạn như các môn đại cương. Tất nhiên, bạn có thể chọn các môn học khác với chuyên ngành của bạn, vì vậy bạn rất thoải mái, tự do trong học tập.

Vì vậy, có thể nói đây là một môi trường phù hợp để nghiên cứu nhiều lĩnh vực học thuật.

Một trong những đặc điểm của trường đại học là nó được trang bị cơ sở vật chất học tập rất phong phú. Tùy thuộc vào trường đại học, sinh viên sẽ được hưởng lợi từ tất cả các cơ sở như thư viện, cơ sở Internet và tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của trường.

Bầu không khí ở trường đại học khá là tự do. Có thể nói, việc làm thêm, sinh hoạt câu lạc bộ, thời gian riêng tư tương đối dễ dàng.

 

Nhược điểm của việc học đại học ?

Có những những điều bất lợi như sau:

• Học phí cao

• Chủ yếu là tinh thần tự học nên không chăm chỉ thì sẽ rớt môn

• Không quản chặt việc học nên sẽ có nguy cơ “cúp” học, tệ hơn là bỏ học ngang.

Nhược điểm lớn nhất mà chúng ta sẽ nói tới là học phí rất cao. Tất nhiên, bạn có thể tham gia chương trình học bổng, nhưng bạn vẫn phải trả nợ sau đó, như vậy thật lãng phí cuộc sống đại học của bạn.

Các trường đại học đa phần rất tự do trong học tập, nhưng tất cả đều có rủi ro riêng. Cho dù không học thì môi trường đại học cũng không ai la mắng bạn. Nếu bạn thường xuyên nghỉ học hoặc không tham gia các bài giảng, bạn sẽ phải học lại hoặc cố gắng làm sao để đủ tín chỉ ra trường. Nếu bạn học lại một năm, bạn không chỉ lãng phí thời gian mà còn tốn thêm tiền.

 

Học phí cho trường đại học ?

Các trường đại học tư thục khoảng 280 triệu (gồm: Học phí 190 triệu, Phí nhập học 52 triệu, Cơ sở vật chất 38 triệu)

Các trường đại học công lập khoảng 194 triệu (gồm: Học phí 112 triệu, Phí nhập học 82 triệu, Cơ sở vật chất không đóng)

Đây chỉ là năm đầu tiên, vì thế tất cả các khoản phí ngoại trừ phí nhập học sẽ phải đóng hàng năm.

Các trường đại học tư thục tốn một khoản chi phí đáng kể trong bốn năm, và các trường đại học công lập cũng tốn một khoản chi phí không nhỏ.

Tất nhiên, đây là học phí cơ bản, vì vậy số tiền khác bạn chi cho việc học đại học sẽ còn cao hơn. Nếu xét một cách toàn diện các chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại v.v., chắc chắn rằng nó sẽ cao hơn đáng kể so với số tiền này.

Nếu bạn muốn học tiếp lên đại học, bạn hãy chuẩn bị các khoản phí như học phí và các chi phí cần thiết cho cuộc sống đại học.

Thế nào là trường chuyên môn ?

Trường chuyên môn là các trường có “khóa học chuyên biệt” trong các trường dạy nghề. Cụ thể hơn, đây là một cơ sở giáo dục nhằm phát triển và nâng cao năng lực cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống thực tế.

Điều này áp dụng đối với trường có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên, số giờ học từ 800 giờ trở lên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ quy định và trường luôn có từ 40 sinh viên trở lên.

Không giống như các trường đại học, trường này đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể.

Mặc dù thời gian đào tạo là hơn một năm nhưng chương trình học thường là hai năm và bạn có thể tập trung học kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong một khoảng thời gian ngắn.

Nếu bạn đã chắc chắn về nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi, bạn nên đến trường chuyên môn để có thể học chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành.

 

Ưu điểm của việc học chuyên môn ?

Có rất nhiều lợi ích khi tham dự một trường chuyên môn:

• Tất cả các khóa học đều liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.

• Các khóa học liên quan đến trình độ chuyên môn

• Có được kỹ năng thực hành với nhiều khóa đào tạo thực tế

• Rất thuận lợi cho việc làm

• Tìm hiểu kiến thức chuyên môn trong một khoảng thời gian ngắn

Thứ nhất, các trường chuyên môn là các trường đào tạo giáo dục chuyên biệt liên quan đến nghề nghiệp.

Do các bài học chủ yếu liên quan đến công việc chuyên môn nên sẽ việc lấy bằng cấp sẽ thuận lợi hơn.

Tại các trường chuyên môn, bằng cấp được cấp tại thời điểm tốt nghiệp nhưng bạn cũng có thể thử thách bản thân cố gắng đạt được bằng cấp trong cùng lĩnh vực.

Ngoài ra, nhiều trường chuyên môn có mối quan hệ mạnh mẽ với các doanh nghiệp, nên nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm ổn định.

Có thể nói, điểm mạnh của trường chuyên môn là bạn có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong thời gian ngắn khoảng hai năm.

 

Nhược điểm của trường chuyên môn ?

Những bất lợi của việc học ở một trường chuyên môn như sau:

• Thật khó thành thạo bởi vì bạn phải học trong một khoảng thời gian ngắn.

• Nếu yêu cầu tuyển dụng là sinh viên tốt nghiệp đại học thì bạn không đủ điều kiện.

Điều này có nghĩa là trong một khoảng thời gian ngắn hai năm, bạn phải dành nhiều thời gian nắm chắc kiến thức chuyên môn và vượt qua kỳ thi kiểm tra năng lực. Vì thế, điều này có thể cho là 1 một lợi ích bởi vì nó khiến chúng ta phải tập trung học và không có thời gian để xao nhãng.

Do đó, mức độ tự do và thời gian rảnh sẽ ít hơn một chút.

Tất nhiên, đối với các vị trí tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, thì bạn sẽ không được chọn. Nhưng đây không phải là vấn đề lớn vì đối với các trường dạy nghề, tỷ lệ việc làm rất cao.

 

Học phí tại các trường chuyên môn ?

Học phí tại các trường dạy nghề là khoảng 258 triệu trong năm đầu tiên.

Chi phí trung bình trước khi tốt nghiệp là khoảng 400 triệu đến 520 triệu, thường bị hạn chế ở một mức độ nào đó so với việc học tiếp lên đại học.

Tất nhiên, mức học phí cũng không rẻ nhiều so với đại học, nhưng nếu xét đến việc tiếp thu kiến thức và bằng cấp chuyên ngành thì cũng rất là có lợi.

 

Tìm hiểu sự khác biệt giữa hai trường?

Sự khác biệt lớn giữa trường đại học và trường chuyên môn là nền tảng kiến thức. Các trường đại học có thể học thêm về các lĩnh vực khác trong khi đang học các chương trình chung.

Ở cả 2 trường bạn đều có thể học những kiến thức cơ bản, nhưng ở trường đại học thì có rất nhiều bài giảng tăng cường và đào sâu kiến thức của bạn hơn là đào tạo thực hành. Vì vậy, ngay sau khi nhận việc làm, bạn sẽ được đào tạo và dần dần có được các kỹ năng.

Mặt khác, tại một trường chuyên môn, ngay sau khi nhận được việc làm, bạn có thể vận dụng những kiến thức cần thiết cho công việc mà đã được học trên lớp, và bạn cũng có thể nắm được kỹ năng chuyên môn thông qua đào tạo thực tế.

Nhìn chung thì nhiều người có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn.

Ví dụ, nếu bạn vào một trường chuyên môn với mục đích trở thành một nhà hoạch định tour du lịch, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu những kiến thức cần thiết cho một người lập kế hoạch du lịch. Sau khi học lý thuyết, chúng ta sẽ thực hành “làm một chuyến tham quan” nội dung sát với việc học trên lớp. Bạn cũng có thể trải nghiệm công việc trong thời gian thực tập. Khi còn là sinh viên, bạn đã được thực hành các kỹ năng gắn liền với công việc, vì vậy bạn có thể được chọn vào vị trí người lập kế hoạch du lịch tương đối sớm sau khi nhận việc.

Các trường đại học thì đào tạo nắm chắc về mặt lý thuyết, nhưng lại không chú trọng thực hành. Đây là một sự khác biệt lớn so với các trường chuyên môn.

Trường nào thuận lợi cho việc làm hơn, Đại học hay Chuyên môn?

Khi được hỏi học Đại học hay chuyên môn thì có lợi cho công việc sau này hơn, câu trả lời là “tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn hướng tới”.

Bởi vì nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc học tại một trường Đại học Y.

Nếu bạn muốn dấn thân vào ngành du lịch, con đường ngắn nhất là vào học tại một trường Chuyên môn liên quan đến ngành du lịch

Do đó, không thể nói trước được trường nào thì thuận lợi hơn cho việc làm.

Việc đầu tiên cần làm là làm rõ “bạn muốn hướng đến ngành nghề gì”.

Một khi bạn đã quyết định về ngành nghề và công việc bạn đang hướng tới, con đường sự nghiệp của bạn sẽ được quyết định một cách tự nhiên.

Cái nào vui hơn, học Đại học hay học Chuyên môn?

Bạn đang băn khoăn không biết học đại học hay học chuyên môn thì thú vị hơn, nhưng câu trả lời chỉ có: “Cả hai chắc chắn sẽ rất vui.”

Bất kể bạn đi theo con đường nào, chỉ cần tham gia khóa học mà bạn yêu thích, học những gì bạn muốn học, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ.

Bên cạnh đó, nếu bạn lo lắng về các mối quan hệ bạn bè, đừng lo vì trường nào cũng sẽ có rất nhiều bạn.

Ở trường đại học, bạn có thể kết bạn rộng rãi hơn vì nó tự do và thoải mái hơn.

Nhưng ở trường chuyên môn cũng không kém cạnh, bạn sẽ được kết bạn với những người cùng chung chí hướng, vì vậy chắc chắn bạn sẽ dễ kết nối và gắn bó với họ lâu dài hơn.

Vì vậy, câu trả lời vẫn là “Cả 2 trường đều rất vui”.

Cho dù bạn chọn một trường đại học hay một trường Chuyên môn, thì những năm tháng đi học luôn để lại những kỷ niệm tuyệt vời nhất.

Tỷ lệ việc làm và mức lương của hai trường ?

Dựa trên kết quả khảo sát trong năm 2020 của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản

• Tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp Đại học: 98% (tính đến tháng 4/2020)

• Tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp Chuyên môn: 100% (cao hơn 0,4% so với 2019)

Lợi thế của trường Chuyên môn là kinh nghiệm thực tế, kiến thức chuyên môn, sự liên kết với các công ty.

Tuy nhiên, khi so sánh về mức lương thì lại khác nhau hoàn toàn. Sinh viên tốt nghiệp Đại Học có mức lương khởi điểm trung bình luôn cao hơn 20,000 yên so với Chuyên môn.

Không chỉ với mức lương khởi điểm cao, sinh viên tốt nghiệp Đại học về lâu dài sẽ dễ dàng thành công hơn trong công việc.

 

Tôi nên chọn trường đại học hay trường chuyên môn ?

Nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây, có lẽ trường Đại học sẽ hợp với bạn:

• Những người muốn dành nhiều thời gian cho những sở thích

• Chưa có kế hoạch rõ ràng

• Những người muốn làm việc tại các công có yêu cầu cao• Những người muốn tận hưởng cuộc sống sinh viên

Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến ngành du lịch, nhưng đồng thời cũng thích 1 vài ngành khác hoặc thậm chí bạn vẫn chưa biết mình muốn làm công việc gì, bạn có thể chọn một trường đại học. Trong quá trình học rất nhiều thứ ở trường đại học thì bạn sẽ tìm ra được thứ bạn thực sự muốn làm.

Một số sinh viên đại học xong tốt nghiệp ra và làm công việc không liên quan đến ngành họ đã học. Một người tốt nghiệp khoa luật không nhất thiết phải trở thành công tố viên hay luật sư, và một người tốt nghiệp đại học Y trở thành nhân viên văn phòng cũng không có gì lạ. Nếu bạn vẫn chưa quyết định mình muốn làm gì, bạn có thể muốn học đại học.

Mặt khác, nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì nên chọn học trường Chuyên môn:

• Người muốn có kiến thức rõ ràng và kỹ năng cần thiết cho công việc

• Người thực sự muốn làm việc

• Người muốn một bằng cấp có ích cho công việc

Vì thế, nếu bạn có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn muốn làm hoặc chắc chắn sẽ làm công việc này, tôi khuyên bạn nên đến học ở một trường chuyên môn.

Tìm hiểu rõ hơn về trường Chuyên môn thông qua FSG

Trường Đại học hay Chuyên môn đều có những điểm đặc trưng riêng, những thuận lợi và bất lợi. Bài viết này chỉ mang cái nhìn khách quan từ một người ngoài cuộc, bạn nên suy nghĩ dựa trên lập trường của bản thân, xem mình cần gì và thích gì, rồi quyết định thật chính xác.

Suy cho cùng thì môi trường nào cũng là nơi truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý giá và giúp các bạn trưởng thành lên từng ngày.

Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng cho riêng mình!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *