Máu nhiễm mỡ và những điều bạn nên biết

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong máu, luôn có một tỉ lệ mỡ nhất định và được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol,…Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép chính là biểu hiện của việc rối loạn lipid máu.

Nói chung, “lipid máu” được đề cập đến chính là hàm lượng chất béo có trong máu, là một thuật ngữ chung cho LDL cholesterol (có hại), HDL cholesterol (có lợi) và chất béo trung tính (triglyceride),…

Vì đây là chất béo, chúng không tan trực tiếp trong máu mà liên kết với chất protein được gọi là lipoprotein, được vận chuyển đến toàn bộ cơ thể ở trạng thái hòa tan trong máu và trở thành một nguồn năng lượng. Nói một cách dễ hiểu, cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein – chất trung gian vận chuyển.

Phân biệt LDL cholesterol (có hại) và HDL cholesterol (có lợi)

LDL và HDL lần lượt được viết tắt từ những từ sau: LDL cholesterol (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp; HDL cholesterol (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, là các lipoprotein vận chuyển chất béo được đề cập ở trên.

Do sự khác biệt của lipoprotein đảm nhiệm vận chuyển cholesterol trong cơ thể nên nồng độ chất béo được chứa và chức năng vận chuyển chất béo trong cơ thể cũng khác nhau.

LDL cholesterol (có hại) ban đầu được đưa vào tế bào và đảm nhiệm vai trò như hình thành màng tế bào, sản xuất hormone, nhưng khi nó tồn tại nhiều trong máu, nó sẽ lắng đọng và tích tụ trên thành mạch máu và gây ra phản ứng viêm trên thành mạch máu. Hơn nữa, nó được biết là còn gây tổn thương thành trong của mạch máu, gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ do xơ cứng động mạch.

Ngược lại, HDL cholesterol (có lợi) chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu, được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ máu về gan, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch vì nó có tác dụng làm cho máu khó đông, duy trì thành trong của mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông, tác dụng chống oxi hóa và loại bỏ cholesterol tích tụ trong các mô.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh máu nhiễm mỡ

Nhìn chung, các tiêu chuẩn nhận biết cholesterol cao ở những người khỏe mạnh không có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng như sau:

-LDL cholesterol (có hại) 140 mg / dL hoặc cao hơn (120-139 mg / dL là mức giới hạn)

-HDL cholesterol (có lợi) dưới 40 mg / dL

-Triglycerid (chất béo trung tính) 150 mg / dL trở lên

Tuy nhiên, những giá trị này chỉ dành cho những người trước đó không bị cao huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim,… quy chuẩn cho việc ít có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Trong trường hợp bạn có triệu chứng như huyết áp cao, được chẩn đoán có nguy cơ cao thì giá trị LDL cholesterol (có hại) sẽ thấp hơn.

Nên lấy máu lúc bụng đói (nhịn ăn từ 10 tiếng trở lên) để đo mức cholesterol một cách chính xác.

Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian đến bệnh viện, bạn có thể làm một vài kiểm tra nho nhỏ sau đây để xem bản thân có khả năng bị máu nhiễm mỡ hay không nhé:

  • Hút 10 điếu thuốc trở lên mỗi ngày
  • Hơi thừa cân, đặc biệt là có mỡ quanh bụng
  • Hầu như không tập thể dục
  • Thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ
  • Không có thói quen ăn rau
  • Thời gian ăn uống bất thường và thường ăn sau 9 giờ tối
  • Thích đồ ngọt và thường xuyên ăn bánh ngọt, bánh quy, những đồ ngọt có nhiều chất béo từ sữa và axit béo chuyển hóa
  • Uống nhiều rượu bia
  • Huyết áp cao hoặc lượng đường trong máu cao
  • Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ

Những người có đáp án từ 3 trở lên thì có khả năng cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Ngay cả những người chỉ có một đáp án “Hút 10 điếu thuốc trở lên mỗi ngày” cũng phải hết sức cẩn thận.

Thực phẩm và đồ uống làm giảm mức LDL cholesterol (có hại)

Nếu tiếp tục mất cân bằng giữa LDL cholesterol và HDL cholesterol sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

Một chế độ ăn uống phù hợp là yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện tình trạng mất cân bằng cholesterol.

Cân bằng ba bữa chính, hạn chế ăn vặt và ăn lúc nửa đêm, hạn chế uống rượu hoặc chỉ uống một lượng thích hợp. Chỉ cần tuân thủ quy tắc này là có thể cải thiện mức HDL cholesterol và mức LDL cholesterol trong máu.

Để giảm mức LDL cholesterol (có hại), hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày và giảm lượng cholesterol hấp thụ từ thực phẩm.

・ Rau và rong biển

Chất xơ vừa di chuyển chậm trong dạ dày và ruột, vừa bao bọc chất béo trung tính và cholesterol, sau đó bài tiết chúng ra khỏi cơ thể.

Ngưu bàng, củ sen, nấm và rong biển là những thực phẩm dai giúp kích thích trung tâm cảm giác no để ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều, vì vậy chúng là những thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên.

Bên cạnh đó, các sản phẩm từ đậu nành rất giàu protein thực vật, có chức năng ức chế sự hấp thụ LDL cholesterol (có hại) vào trong cơ thể.

Các sản phẩm từ đậu tương

Đậu nành tuy có tính ôn nhưng cũng có tác dụng làm giảm mức LDL cholesterol (có hại), vì vậy bạn nên kết hợp chúng vào chế độ ăn hàng ngày dưới nhiều biến đổi khác nhau như đậu phụ và đậu nành lên men.

Mỡ cá có chứa EPA và DHA có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu, giúp cho máu trở nên trơn tru.

* EPA và DHA là các thành phần được gọi là “axit béo” đặc biệt có nhiều trong phần mỡ sau mắt con cá và phần đầu của các loại cá như cá ngừ, cá thu đao, cá mòi.

Nếu ăn nhiều thịt trong khẩu phần ăn, hãy giảm lượng thịt và thay thực đơn có cá và các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung protein.

Ngoài ra, khi ăn thịt, hãy tránh ăn phần mỡ, nên ăn thịt nạc ít cholesterol.

Đối với đồ uống, chủ yếu là trà hoặc nước, hạn chế rượu, bia và nước ngọt như các loại nước trái cây đóng chai. Trong các loại trà, đặc biệt là trà xanh có chứa catechin, được biết là chất có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ LDL cholesterol (có hại).

Hơn nữa, nếu bạn quá bận rộn để có những bữa ăn chất lượng, bạn có thể bổ sung thực phẩm lên men từ thực vật hữu cơ dưới dạng viên nén như Viên nén rau củ Organic – Organic Enzyme Supplement. Đây là thực phẩm bổ sung đến từ Nhật Bản rất có lợi cho sức khỏe, một trong những cách để bạn có thể cải thiện tình trạng mỡ trong máu. Song, dù gì đi nữa, chế độ ăn uống hợp lý cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kết luận

Để cải thiện sư mất cân bằng cholesterol thì việc cân bằng tốt chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng.

Bạn nên xem lại chế độ ăn uống hàng ngày để xem có mất cân bằng hay không và chọn thực phẩm càng ít chất béo càng tốt.

Thêm vào đó, cai thuốc lá và tập thể dục mang lại hiệu quả rất cao. Để giảm LDL cholesterol (có hại) và tăng HDL cholesterol (có lợi), bạn cần liên tiếp tập thể dục một cách vừa phải như thể dục nhịp điệu, nhưng đi bộ ít nhất 30 phút một lần và 3 ngày một tuần sẽ mang lại hiệu quả toàn diện hơn.

Trong trường hợp không có đủ thời gian, bạn có thể tập thể dục bằng cách siêng năng vận động cơ thể hàng ngày, thế nên hãy ý thức và tìm cách giải quyết tình trạng thiếu vận động.

Qua thói quen tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống, bạn sẽ dần dần đưa mức cholesterol trong máu trở lại bình thường, không còn ám ảnh với căn bệnh máu nhiễm mỡ.

Nguồn báo:

https://brand.taisho.co.jp/contents/livita/detail_236.html

https://www.taisho-direct.jp/simages/m/contents/column/life/yourself/

Người dịch: Thảo My

Người sửa: Ngọc Quỳnh