Men gan cao và cách khắc phục

Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ những người uống rượu bia, hút thuốc lá mới có khả năng mắc bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao,..Tuy nhiên tất cả chúng ta, ai cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh đó nếu không có một lối sống lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Gan có chức năng gì?

Bên trong cơ thể chúng ta xảy ra rất nhiều phản ứng sinh hóa khác nhau mà còn được gọi là sự trao đổi chất. 

Chúng ta sống được là nhờ vào việc cung cấp chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những gì chúng ta ăn vào sẽ được tiêu hóa bởi các enzyme khác nhau, trở thành những chất dinh dưỡng cần thiết được hấp thụ từ ruột non và các chất dinh dưỡng này sẽ được đưa vào gan thông qua tĩnh mạch cửa.

Trong gan có các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra, các chất dinh dưỡng được chuyển hóa thành các dạng cần thiết cho từng bộ phận của cơ thể và được đưa đến toàn bộ cơ thể chúng ta. Ngoài ra, vì gan còn có chức năng dự trữ để chuẩn bị cho quá trình đói nên các chất dư thừa sẽ được tích trữ trong gan.

Gan có chức năng chuyển hóa protein, là chất để hình thành nên cơ thể của chúng ta. Khi ta ăn các loại thực phẩm có chứa protein như đậu nành, trứng, cá, thịt, chúng sẽ được đưa đến toàn bộ cơ thể thông qua đường máu bằng cách tổng hợp các protein cần thiết từ axit amin. Protein không cần thiết sẽ được thải độc trong gan để phân hủy, thải bỏ và giải phóng vào máu dưới dạng chất thải. Sau đó, các chất cặn bã sẽ được lọc qua thận và thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu.

Bên cạnh đó, gan chuyển hóa đường và đưa các loại đường chẳng hạn như glucose trở thành chất tạo thành năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Khi chúng ta hấp thụ quá nhiều đường, nó sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được tích trữ. Nếu ăn nhiều hơn lượng đường đó, đường dư thừa sẽ được tích trữ trong gan và chuyển hóa thành chất béo trung tính.

Hơn nữa, gan có vai trò tạo mật, gải độc rượu, tạo cholesterol. Gan là một cơ quan quan trọng có nhiều chức năng khác nhau để giúp chúng ta có thể sống và hoạt động được.

Tuy nhiên, lối sống bất quy tắc, thói quen ăn uống không đều và uống rượu bia gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến các căn bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ mà trong đó có thể kể đến sự phổ biến của bệnh men gan cao.

Chúng ta hãy cũng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân dẫn đến men gan cao.

Những nguyên nhân dẫn đến trình trạng men gan cao

  • Gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng tích tụ mỡ bất thường ở gan của những người uống ít hoặc không uống rượu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây men gan cao. Thế nên chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có những người uống rượu bia mới có khả năng bị gan nhiễm mỡ mà tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng mắc phải căn bệnh đó nếu không chú trọng đến lối sống.
  • Viêm gan siêu vi: Nhiễm trùng bao gồm viêm gan A (HAV), viêm gan B (HBV), hoặc viêm gan C (HCV) thường xuất hiện với men gan cao. Các bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến tình trạng viêm gan biểu hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, sẫm màu nước tiểu và vàng da. Một số loại viêm gan có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm và chỉ có các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi mãn tính.
  • Viêm gan tự miễn: Viêm gan tự miễn là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan của chính bạn. Điều này thường dẫn đến gan bị viêm, gây men gan cao. Nguyên nhân của bệnh tự miễn này chưa rõ nhưng có thể do di truyền hoặc môi trường. Bệnh nhân có thể có triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở bụng, biếng ăn, đau cơ và phù nề.
  • Viêm gan do rượu: Viêm gan do rượu là một trong những nguyên nhân chính làm men gan tăng. Nồng độ men gan tăng thường tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương gan do rượu gây ra.
  • Bệnh đường mật: Bệnh đường mật liên quan mật thiết với gan, nhất là sỏi đường mật, viêm đường mật, giun chui ống mật. Vì khi đó, đường dẫn mật phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn tác động lên tế bào gan, khiến men gan tăng.
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc có liên quan đến tổn thương gan và men gan cao như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu chúng ta dùng quá liều dẫn đến ngộ độc, gây ra tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến tăng men gan.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, men gan tăng còn do một số nguyên nhân khác như nghiện rượu, sốt rét, ngộ độc hóa chất, ung thư gan, viêm tụy, bệnh celiac,… Cá biệt có một số nguyên nhân làm tăng men gan không phải do tổn thương gan như hoạt động thể lực mạnh.

Triệu chứng của men gan cao

Thường khi men gan cao, các triệu chứng khá nghèo nàn như hơi đau ở hạ sườn phải, trướng bụng nhẹ, bị giãn các vi mạch ở cổ, mặt, mệt mỏi, chán ăn,… Thậm chí, một vài trường hợp dù men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào, người bệnh vẫn học tập, sinh hoạt và làm việc bình thường. Bệnh được phát hiện vô tình qua kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu.

Giai đoạn các triệu chứng không điển hình này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hay thậm chí đến vài năm. Điều này cũng lý giải vì sao đa số bệnh nhân mắc bệnh gan thường phát hiện ra bệnh muộn.

Biểu hiện bệnh không rõ ràng, người bệnh chủ quan, không đi khám, vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… gây hại nặng nề cho gan. Nguy hiểm hơn là có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn uống để cải thiện chức năng gan cũng như tình trạng men gan cao

Cho dù chúng ta có thể đi kiểm tra sức khỏe để được chỉ ra về sự gia tăng các chỉ số chức năng gan thì tại sao chúng ta không bắt đầu bằng cách xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình từng chút một? Chức năng gan sẽ được cải thiện thông qua thói quen ăn uống. Chúng ta hãy ăn những thực phẩm có lợi cho gan.

Đối với từng cá nhân sẽ có chế độ ăn uống phù hợp khác nhau. Chúng ta hãy xem lại số lượng và chất lượng bữa ăn, chú ý nhai kỹ và ăn chậm.

Những người uống rượu hàng ngày sẽ gây có hại cho gan qua việc giải độc rượu. Tốt nhất, nên có một “kỳ nghỉ cho gan”, không uống quá hai ngày trong tuần. Hãy cân nhắc giảm lượng rượu.

Những người có vòng bụng từ 85 cm trở lên đối với nam và 90 cm trở lên đối với nữ cũng cần phải cẩn thận về thói quen ăn uống. Trong gan, lượng đường được tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết sẽ được chuyển hóa thành chất béo trung tính và được tích trữ. Cơm cũng là một loại đường, nhưng nó là một loại đường phức tạp, cần nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Tuy nhiên, các loại đường đơn như nước trái cây và đồ ngọt sẽ nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thụ, chúng ta cần lưu ý điều đó.

Những người có LDL-cholesterol cao có thể có thói quen ăn thịt và đồ chiên. Trong nửa tuần, hãy tăng lượng rau củ và các món cá trong bữa ăn.

Bữa ăn như thế nào sẽ có lợi cho gan?

Về cơ bản, “Bữa ăn cân bằng” là một bữa ăn phù hợp với gan.

Vậy thế nào là “Bữa ăn cân bằng”? Đó chính là bữa ăn được chuẩn bị đầy đủ mỗi ngày bao gồm tinh bột chính (cơm, bánh mì, mì sợi), món chính (thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ đậu tương) và các món phụ (rau, nấm, rong biển). Lý tưởng nhất là có một món súp và ba món chính như một bữa ăn được định sẵn, nhưng vì trong bữa ăn có sự kết hợp của “tinh bột chính + món chính”, thế nên kết hợp một món ăn phụ sẽ cải thiện sự cân bằng.

Hãy đảm bảo bữa ăn của bạn đều bao gồm “tinh bột chính + món chính + món phụ”.

[Tinh bột chính] Cơm, bánh mì, mì sợi

Hãy nhìn vào nguyên liệu, cơm được làm từ gạo, bánh mì và mì chủ yếu là từ lúa mì. Gạo và lúa mì là những thành phần có cùng chất đường, nhưng gạo được tiêu hóa và hấp thụ chậm, thế nên lượng đường trong máu tăng chậm. Ngoài ra, nó có đặc điểm là làm cho chúng ta mau đói. Hơn nữa nếu bổ sung gạo lứt và các loại ngũ cốc, ta có thể hấp thụ được rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bánh mì và mì được tiêu hóa và hấp thụ nhanh nên khi ăn hãy chú ý nhai kỹ và ăn chậm.

[Món chính] Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ đậu tương

Món chính là món có chứa protein. Thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ đậu nành được gọi là các thực phẩm dồi dào protein. Protein không chỉ là chất hỗ trợ để tạo nên da và cơ bắp mà còn giúp cơ thể ta tạo nên các cơ quan khác. Bổ sung protein để phục hồi gan bị tổn thương là vô cùng quan trọng. Ăn các món phụ nấu từ thịt, cá, trứng và đậu nành càng nhiều càng tốt.

[Món ăn kèm] Rau, nấm, rong biển

Các chất dinh dưỡng chính có trong các món ăn phụ là vitamin, khoáng chất và chất xơ. Gan rất cần vitamin và khoáng chất để hấp thụ và phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau. Thế nên, hãy kết hợp ăn rau củ, nấm và rong biển trong bữa ăn.

Khi chất xơ hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột, nó cản trở sự hấp thụ đường và lipid dư thừa, bài tiết chúng ra ngoài dưới dạng phân. Tuy nhiên, trong các loại rau củ, các món ngâm chua chứa rất nhiều muối,  vì vậy chúng ta có thể kết hợp chúng với các món gỏi, món kho và món xào. Lượng rau cần thiết trong một ngày được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết là 350g. Hãy ăn từ 3-5 món ăn phụ trong một ngày. Và hãy ghi nhớ rằng, mỗi bữa ăn cần ít nhất một món rau.

Việc ăn rau là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, rau củ quả không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch mà nó rất hữu ích để cải thiện chức năng gan vì một số loại rất dồi dào chất xơ và chất chống oxi hóa. Nếu không thể ăn rau trực tiếp, chúng ta có thể chế biến thành các món súp hoặc lựa chọn các thực phẩm lên men từ thực vật hữu cơ như Viên nén rau củ Organic – Organic Enzyme Supplement, như thế việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ rau sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tóm lại, thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và bảo vệ gan. Hãy thiết lập bữa ăn một cách hợp lý để mang đến sự khỏe mạnh cho lá gan và cơ thể của bạn.

Nguồn báo:

https://www.house-direct.jp/column/improve-liver-health

https://tuoitre.vn/men-gan-cao-la-benh-gi-2019022017322695.htm

Người dịch: Thảo My

Chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh