Táo bón – mối nguy hại tiềm ẩn

Nếu bạn bị táo bón do lối sống không khoa học, hoặc do rối loại thói quen ăn uống hàng ngày thì nên cải thiện ngay để có một sức khỏe tốt.

Link bài dịch: https://www.meiji.co.jp/karadakaizen/know/entry006.html

Người dịch: Thanh Mai

Kiểm tra và chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh

Làm sao để hết táo bón? Bạn có thể làm gì để tránh được tình trạng này?

Vấn đề “đại tiện” là vấn đề tế nhị khó hỏi ý kiến ​​của mọi người. Có một đặc điểm là khi chúng ta về già thì tỉ lệ người gặp rắc rối trong vấn đề “đại tiện” ngày càng tăng lên.

Nếu không đi “đại tiện” có được không???

Hàng ngày, chúng ta đều ăn uống, sau đó các chất không cần thiết sẽ được tiêu hóa và không được hấp thụ trong dạ dày và ruột sẽ được thải ra ngoài theo phân. Đó là quy luật tất yếu của con người.

Tuy nhiên, nếu phân không được đào thải ra ngoài do táo bón, nước có trong phân sẽ được tái hấp thu ở ruột, dẫn đến phân cứng và khó ra ngoài hơn. Đồng thời vi khuẩn xấu trong ruột sẽ tăng lên. Môi trường ruột ngày càng xấu đi và tạo ra vòng luẩn quẩn.

Vì vậy chúng ta cần loại bỏ và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Táo bón là bệnh như thế nào?

Không có định nghĩa chung về táo bón, nhưng Hiệp hội Nội khoa Nhật Bản khẳng định rằng “không đi đại tiện trong 3 ngày trở lên, hoặc có cảm giác phân sót lại ngay cả khi có phân mỗi ngày”.

Ngoài ra, theo Hướng dẫn điều trị chứng Tâm phế mãn tính năm 2017 định nghĩa là “Táo bón là tình trạng một lượng phân vừa đủ cần thải ra khỏi cơ thể mà không thể thải một cách thoải mái”.

Táo bón là tình trạng không chỉ số lượng đi đại tiện ít đi, mà còn được coi là táo bón khi khó chịu và cảm giác phân còn sót lại.

Phụ nữ thường gặp phải tình trạng táo bón hơn nam giới.

Tỷ lệ trên tăng theo độ tuổi. Khi 80 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc vượt quá 10% cho cả nam và nữ, và sự khác biệt về giới tính sẽ biến mất ở giai đoạn này.

Các lý do gia tăng là do khi chúng ta già đi sẽ bị yếu cơ, chán ăn, tác dụng phụ của thuốc và khó cảm thấy muốn đi đại tiện.

Các triệu chứng của bệnh táo bón.

  • Không đi đại tiện trong nhiều ngày.
  • Cảm thấy đầy bụng, muốn đi đại tiện nhưng không đi được
  • Phải uống thuốc táo bón.
  • Có cảm giác cương và đau.
  • Sau khi đi đại tiện có cảm giác chưa đi hết.
  • Phân cứng hoặc có phân nhỏ.
  • Có cảm giác buồn nôn.
  • Chán ăn.
Bảng đồ thể hiện tần suất đi đại tiện của người Nhật được khảo sát

Theo kết quả của một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với 100 người đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi thiếu niên đến 60 tuổi thường bị táo bón. Kết quả cho thấy gần một nửa số người được hỏi trả lời rằng họ không đi đại tiện hàng ngày. Ngoài ra, có 16% số người đi cách ngày và 14% người hai ngày một lần, 22% người trả lời rằng tần suất thậm chí còn thấp hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trang táo bón.

  • Chế độ ăn ít chất xơ
  •  Chế độ ăn kiêng, ăn uống không hợp lý
  • Uống ít quá ít nước
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
  • Hoạt động đường ruột, cơ bắp giảm.
  • Hoạt động đường ruột và thể trạng cơ thể bị suy yếu.
  • Tác dụng phụ của thuốc uống

Còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón nữa. Những nguyên nhân trên là những vấn đề chúng ta thường gặp phải nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Kết luận

Táo bón là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em và người già. Táo bón là bệnh thường ngày do lối sống không khoa học gây ra. Tuy vậy, nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì nó sẽ gây ra những bệnh rất nghiệm trọng như: ung thư đại tràng, trĩ nội/ngoại,…

Để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho đường ruột, phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón chúng ta có thể bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Đó là “Viên nén rau củ Oganic” đến từ Nhật Bản.