Truyền vitamin C liều cao có thể tiêu diệt tế bào ung thư?

Vitamin C từ lâu đã được biết đến là chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh và đã được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật, làm đẹp da và chống lão hóa. Mặt khác, người ta thấy rằng vitamin C nồng độ cao còn có tác dụng chống ung thư.

Liệu pháp truyền vitamin C liều cao trong việc điều trị bệnh ung thư được Tiến sĩ Linus Pauling nghiên cứu vào những năm 1970, người đã từng đoạt giải Nobel,  “Sử dụng vitamin C làm tăng thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối lên 4,2 đến 6 lần”. Kết quả nghiên cứu sau khi công bố đã được rất nhiều người chú ý. Tuy nhiên, sau đó nó ít được chú ý hơn khi xuất hiện hàng loạt bài báo tiêu cực.

Tuy nhiên, kể từ khi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Hearth – NIH) xuất bản “Tài liệu 1 về cơ chế hoạt động của vitamin C trên tế bào ung thư” vào năm 2005 đã thu hút sự chú ý trở lại tại các bệnh viện đại học ở Hoa Kỳ và các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành.

Liệu pháp truyền vitamin C liều cao là gì?

“Vitamin C” là tên gọi thông thường như một chất dinh dưỡng và tên hóa học của nó là “acid ascorbic”. Phương pháp điều trị trong liệu pháp truyền vitamin C liều cao là mỗi lần truyền (tiêm) vào tĩnh mạch từ 12,5 g đến 100g chất này để nâng nồng độ trong máu lên 3,5 đến 4,0 mg / ml và tấn công vào các tế bào ung thư.

Vitamin C là chất mà cơ thể con người không sản xuất được nên nó không thể dự trữ trong cơ thể. Bên cạnh đó, vì nó có đặc tính hòa tan trong nước nên sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu dù có truyền bao nhiêu đi nữa. Vì vậy, 2 -3 ngày cần truyền một lần để duy trì nồng độ có tác dụng đối với các tế bào ung thư. Khi hấp thụ bằng đường uống (khi uống), một số người có thể bị tiêu chảy dù chỉ uống 3-4 g. Bên cạnh đó, nó dần dần bị oxy hóa ngày càng nhiều trong khi đi qua các cơ quan tiêu hóa và hấp thu hạn chế ngay cả ở ruột non. Vì thế, nó có hiệu quả hơn khi truyền (tiêm) vào tĩnh mạch.

Vitamin C liều cao có tác dụng với các tế bào ung thư hay không?

Truyền hàm lượng vitamin C liều cao sẽ tạo ra một lượng lớn hydrogen peroxide trong máu.

Các tế bào bình thường có một loại enzyme gọi là catalase có tác dụng trung hòa hydrogen peroxide nên các tế bào này không bị tổn thương, nhưng các tế bào ung thư không thể trung hòa hydrogen peroxide và chết vì chúng không có chất catalase.

Các tế bào nuôi cấy của người ung thư tuyến tụy, khối u ác tính và ung thư xương chết khi lượng vitamin C đạt 400 mg / dl.

Do cơ chế này, vitamin C nồng độ cao hoạt động như một loại “thuốc chống ung thư” đối với các tế bào ung thư, nhưng không giống như các loại thuốc chống ung thư thông thường, nó hầu như không có tác dụng phụ. Hơn nữa, hiệu quả này cũng đã được chứng minh là hữu ích trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi rút.

Liệu pháp truyền vitamin C liều cao hiện đang được nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) như một liệu pháp bổ trợ mới để ngăn ngừa và tái phát sau phẫu thuật. Đây là một phương pháp điều trị hiện đại.

Mặt khác, vitamin C có tác dụng chống ung thư ở nồng độ cao còn được biết đến như một chất chống oxy hóa, vì vậy đối với những người không bị bệnh này, nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch giống như liệu pháp truyền glutathione, có tác dụng tăng cường khả năng tự chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp, duy trì, tăng cường sức khỏe, phục hồi sau mệt mỏi,…

Ai không thích hợp với liệu pháp truyền vitamin C liều cao?

Đây là một liệu pháp có thể được sử dụng trong bất kỳ bệnh ung thư hay các khối u ác tính như: Ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư hạch ác tính, bệnh bạch cầu,…

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không phù hợp với liệu pháp này như:

  • Những người có chức năng thận thấp hoặc những người đang trong quá trình lọc máu
  • Những người bị thiếu men G6PD
  • Những người bị mất nước
  • Những người bị cổ trướng (tích nước, phù bụng)
  • Những người đang trong tình trạng nghiêm trọng
  • Những người được bác sĩ cho là không phù hợp

Về tác dụng phụ

Như đã được nhắc đến ở trên, liệu pháp truyền vitamin C liều cao không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vì vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, nhanh chóng được đào thải qua nước tiểu nên ít gây ra tác dụng phụ.

Tuy nhiên, một số trường hợp rất hiếm sau đây đã được báo cáo có khả năng xảy ra các tác dụng phụ và rủi ro.

  • Khởi phát sỏi thận và sỏi tiết niệu.
  • Đau mạch máu (có thể xảy ra do áp suất thẩm thấu cao, ngăn chặn nó bằng tốc độ và các biện pháp thích hợp.)
  • Sử dụng vitamin C có thể gây tăng đường huyết.

Thận trọng khi điều trị truyền vitamin C liều cao khi điều trị ung thư

Vitamin C được truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) đã được phát hiện có những tác dụng khác với vitamin C ở dạng thuốc viên. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy một mình vitamin C có thể chữa khỏi, mặc dù vậy các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem liệu nó có thể tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị hay giảm tác dụng phụ của điều trị hay không.

Những nghiên cứu về liệu pháp tiêm vitamin C liều cao trong điều trị ung thư phần lớn mới chỉ thực hiện trong ống nghiệm hoặc trên chuột nhưng rất ít nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể người. Kết quả của các thí nghiệm trong ống nghiệm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư dễ bị tổn thương bởi axit ascorbic hơn các tế bào bình thường, vì thế nó có thể mang lại những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, nếu lượng vitamin C được truyền vào cơ thể nhiều hơn lượng vitamin C được trung hòa, nó sẽ ảnh hưởng đến các tế bào bình thường và việc thận phân hủy vitamin sẽ bị quá tải.

Nếu bạn đang sử dụng vitamin C trong thời gian dài, bạn cần phải liên tục kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào trong chức năng thận của mình hay không. Nếu bạn đang nghĩ đến việc tiếp nhận liệu pháp truyền vitamin C liều cao, hãy cẩn thận để không dùng quá liều và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đọc thêm: 5-ALA ngăn chặn sự lây nhiễm của vi rút gây bệnh COVID-19

Đọc thêm: 7 suy nghĩ tích cực của những người đã vượt qua ung thư

Nguồn báo: 

Người dịch: Thảo My

BÀI VIẾT THAM KHẢO: