Các loại Hóa trị trong Điều trị Ung thư

Chúng tôi có tham khảo trang web của bệnh viện Chữ thập đỏ Otsu, thuộc hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và dịch nội dung trang web liên quan đến “Điều trị Ung thư bằng Hóa chất” (Hóa trị). Xin mời mọi người tham khảo.

Bản gốc (tiếng Nhật) có ở phía dưới.

Web: https://www.otsu.jrc.or.jp/function/cancer-chemotherapy

[Nội dung tiếng Việt]

      I.         CÁC LOẠI THUỐC HÓA TRỊ UNG THƯ (THUỐC TRỊ UNG THƯ)

Thuốc chống ung thư được phân loại theo phương thức hoạt động gồm có “thuốc chống ung thư gây độc tế bào” (Cytotoxic) và “thuốc điều trị trúng đích” (Target drugs). Ngoài ra, các chuyên gia tham gia nghiên cứu ban đầu còn phân loại chúng thành thuốc ức chế chuyển hóa (Antimetabolites), thuốc alkyl hóa, kháng sinh chống khối u, chất ức chế vi ống (microtubule inhibitor), … Thuốc alkyl hóa và kháng sinh chống khối u khi đạt đến nồng độ nhất định, chúng hoạt động hiệu quả ngay cả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tổn thương đối với các tế bào bình thường là không thể tránh khỏi. Do đó, việc có tác dụng phụ là điều tất nhiên. Các loại thuốc hiệu quả cao với ít tác dụng phụ hơn đang được nghiên cứu và phát triển. Mặt khác, các nỗ lực nghiên cứu cũng tập trung vào việc phát triển các phương pháp đưa chất chống ung thư đến các vùng tổn thương một cách hiệu quả hơn. Thêm vào đó, gần đây, các mục tiêu cụ thể trong ung thư đã được khám phá và các loại thuốc hoạt động hiệu quả trên các mục tiêu đó (thuốc điều trị trúng đích) đã được tích cực phát triển. Chúng được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực y tế, chủ yếu cho Ung thư máu và được đánh giá cao bởi hiệu quả cùng với tính an toàn.

1.     Thuốc ức chế chuyển hóa (Antimetabolites)

Là loại thuốc ngăn chặn phát triển và phân chia tế bào ung thư bằng cách sử dụng enzyme được tìm thấy trong nhiều tế bào ung thư đang tăng sinh. Thuốc ức chế chuyển hóa thường được sử dụng dưới dạng thuốc có cấu trúc hóa học thể hiện tác dụng chống khối u tự nhiên, sau đó được kích hoạt bởi các enzyme trong tế bào ung thư và được tạo ra để phát huy tác dụng chống ung thư (được gọi là tiền chất). Tuy nhiên, enzyme dạng này vẫn tồn tại trong tế bào mạnh khỏe bình thường, do vậy nên ta không thể tránh khỏi việc phải chịu một số tác dụng phụ ở một mức độ nào đó. Vì thuốc này có hiệu quả khi tế bào ung thư phân chia, nên chúng ta nhắm vào đặc tính các tế bào ung thư phân chia (phát triển) để dùng thuốc liên tục trong thời gian dài.

2.     Thuốc alkyl hóa

Thuốc alkyl hóa là một loại thuốc hoạt động trên DNA, đóng một vai trò quan trọng trong bản chất của sự sống, chẳng hạn như truyền đạt thông tin di truyền. DNA là các cặp bazơ liên kết với nhau tạo thành 2 chuỗi và xoắn lại, và còn được gọi là Nucleotit (Axit nucleic). Thuốc alkyl hóa thì tạo thành các liên kết mạnh, dị thường với DNA (của tế bào Ung thư), làm gián đoạn quá trình truyền đạt thông tin di truyền hoặc thậm chí làm tổn thương chính DNA đó. Khi tế bào phân chia và tăng sinh, DNA bị xé ra tại vị trí mà Thuốc alkyl hóa liên kết, và tế bào ung thư sẽ chết.

3.     Kháng sinh chống khối U

Thuốc được phát triển dựa trên giả thuyết rằng có thể có một loại kháng sinh hoạt động có chọn lọc chống lại các tế bào ung thư giống như cách mà thuốc kháng sinh hoạt động chống lại vi khuẩn (điều trị nhiễm trùng). Giống như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc này vốn có nguồn gốc từ vi sinh vật có trong đất. Một số loại thuốc kháng sinh, ban đầu có cấu trúc hoạt động chống lại vi khuẩn và nấm, đã tạo được hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của chúng.

4.     Chất ức chế vi ống (microtubule inhibitor)

Chất ức chế vi ống tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn hoạt động của các vi ống cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Dựa trên sự khác biệt về cách hoạt động của chúng đối với vi ống, chúng được phân loại thành hai loại hóa chất: Vinca alkaloids và Taxanes. Ngoài ra, bởi vì các vi ống cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tế bào thần kinh, các chất chống khối u này có thể gây ra tổn thương thần kinh như tê bì chân tay. Các loại thuốc khác, nổi bật là Platinium (liên kết với DNA và ức chế sự phân chia tế bào ung thư) và chất ức chế topoisomerase (ức chế sự phân chia tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn hoạt động của topoisomerase, một loại enzyme tổng hợp DNA).

5.     Các loại khác

Các loại thuốc khác, nổi bật là Platinium (liên kết với DNA và ức chế sự phân chia tế bào ung thư) và chất ức chế topoisomerase (ức chế sự phân chia tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn hoạt động của topoisomerase, một loại enzyme tổng hợp DNA).

6.     Thuốc điều trị trúng đích (Targeted drugs)

Các thuốc chống ung thư từ trước đến nay hầu như được tìm ra một cách tình cờ thông qua việc nghiên cứu các chất có tính gây độc tế bào. Các loại thuốc này thường nhắm vào việc thay đổi cấu trúc hóa học của tế bào Ung thư để làm giảm độc tính của nó. Tuy nhiên, các thuốc này cũng khó phân biệt tế bào thường và tế bào ung thư, cho nên việc gây nên các tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ gần đây trong sinh học phân tử đã làm cho nó có thể nắm bắt được những đặc điểm mà chỉ tế bào ung thư mới có ở cấp độ phân tử. Thuốc có tác dụng như trên được gọi là thuốc Điều trị trúng đích và chúng đã trở thành xu hướng nghiên cứu thuốc chống ung thư trong thời gian gần đây. Loại thuốc này đang trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc chữa Bệnh bạch cầu và Ung thư hạch ác tính, cũng như Ung thư vú và Ung thư phổi.

   II.         CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG UNG THƯ

Thuốc chống ung thư (giống như các loại thuốc thông thường), có thể được truyền qua tĩnh mạch, dùng qua đường uống, tiêm bắp thịt, hay đưa thuốc vào khoang màng bụng hoặc màng phổi, cũng có trường hợp điều trị trực tiếp lên khối u. Tuy nhiên, vì một số đặc tính của thuốc, chẳng hạn như khả năng hòa tan hay kích ứng mạch máu cục bộ của thuốc chống ung thư nên đôi khi cách sử dụng cũng cần phải linh hoạt.

Thuốc chống ung thư thường được truyền vào tĩnh mạch, và như đã đề cập ở trên, nhiều loại thuốc chống ung thư có thể làm hỏng lớp nội mạc của mạch máu. Đây cũng là một tác dụng phụ lớn cần lưu ý. Việc chọn phương pháp truyền vào tĩnh mạch ngoại biên cũng là cách làm phổ biến, tuy nhiên phương pháp tiêm trực tiếp thuốc chống ung thư vào tĩnh mạch trung tâm (chỗ đấu nối với động mạch) cũng thường được sử dụng.

Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả, còn có phương pháp tiêm trực tiếp vào động mạch nội vùng u (ung thư), gọi là phương pháp “liệu pháp Nút động mạch”. Các động mạch nuôi U là động mạch mang chất dinh dưỡng và oxy mà ung thư cần để phát triển. Liệu pháp Nút động mạch là phương pháp tiêm trực tiếp các chất chống ung thư vào các động mạch nuôi này. Đối với liệu pháp này, một ống thông phải được đưa vào và cấy vào động mạch nuôi đã xác định trước. Phương pháp này thường được sử dụng cho Ung thư gan và thận, vì Gan và Thận có các động mạch nuôi rõ ràng. Ngoài ra, liệu pháp tiêm động mạch cũng có thể được áp dụng cho các bệnh U xương, Ung thư buồng trứng, Ung thư bàng quang, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư tuyến tụy, Ung thư vùng đầu và cổ như Ung thư hàm trên, và thậm chí cả Ung thư vú giai đoạn cuối.

 III.         MỤC TIÊU CỦA HÓA TRỊ

Mục tiêu lớn nhất của phương pháp hóa trị chống ung thư là cứu sống bệnh nhân (điều trị), nhưng tùy trường hợp, phương pháp này cũng có thể được chỉ định để làm chậm sự phát triển, giảm các triệu chứng ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL). Phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên những gì phù hợp nhất cho bệnh nhân nhưng điều trị nào là hiệu quả nhất phụ thuộc vào niềm tin và thói quen của bệnh nhân. Phương pháp hóa trị ung thư đang ngày càng tiến bộ, để quyết định liệu trình điều trị bác sĩ sẽ giải thích phương pháp điều trị chi tiết. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng chúng đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Không có phương pháp điều trị hoàn hảo nào có hiệu quả cho tất cả mọi người. Khi một phương pháp không thể điều trị hoàn toàn, ta sẽ kết hợp một số phương pháp điều trị khác với nhau để bù đắp những hạn chế. Cách điều trị này được gọi là “Điều trị ung thư đa mô thức”.

[Nội dung gốc (tiếng Nhật)]

  I.     化学療法剤(抗がん剤)の種類

抗腫瘍剤はその作用様式により、“細胞障害性抗がん剤”と“分子標的療法剤”に分類されます。前者はさらに、代謝拮抗剤、アルキル化剤、抗腫瘍性抗生物質、微小管阻害薬などに分類されます。アルキル化剤や抗腫瘍性抗生物質は一定濃度に達すると、作用時間が短くても確実に効きます。しかし、正常細胞への障害も避けられません。副作用が避けられないのはこのことに由来しています。より副作用の少なく、効果の高い薬の開発が期待されています。一方、抗腫瘍剤を/より効果的にがん病巣に/到達させる方法の開発にも/研究に力が注がれています。また、最近では、がんに特異性の高い標的を探し出し、その標的に効率よく作用する薬(分子標的療法剤)の開発が積極的に行われ、血液腫瘍を中心に医療の現場で使用されるようになっており、格段に高い有効性と安全性が大きく評価されています。

  • 代謝拮抗剤

増殖の盛んな癌細胞に多く含まれている酵素を利用して、増殖を押さえ込もうとする薬です。代謝拮抗剤は本来の抗腫瘍効果を発揮する 前の化学構造を持った薬として投与され、これががん細胞の中にある酵素の働きを受け活性化され、抗がん剤としての効果を発揮する(プロドラッグといいます)ように作られているのが一般的です。しかし、この酵素は正常細胞の中にも存在するので、ある程度の副作用は避けられないことになります。この薬は癌細胞が分裂するときに効果を発揮するため、個々の癌細胞が分裂するときをねらって、長時間、持続的に薬を投与する必要があります。

  • アルキル化剤

遺伝子情報の伝達など、生命の本質に重要な役割を果たしているDNAに働く薬です。DNAは普通核酸と呼ばれる塩基が対になって二本の鎖状に結合し、これらがせん状の構造を作っています。アルキル化剤は、強力で異状な結合をDNAとの間に作り、これによりDNAの遺伝情報が障害され、またDNAそのものも損傷を受けます。細胞が分裂増殖する際には、アルキル化剤が結合した場所でDNAはちぎれ、癌細胞は死滅します。

  • 抗腫瘍性抗生物質

細菌に対する抗生剤と同様に、癌細胞に対しても選択的に働く抗生物質があるのではないかという想定のもとに開発された薬剤です。ある種の抗生剤と同様に、土壌に含まれる微生物から作られたものが原型になっております。もともと細菌やかびに効く構造を持った抗生物質の化学構造を変化させたりすることにより、がん細胞を死滅させる効果を発揮するようになったものもあります。

  • 微小管作用薬

細胞の分裂に必要な微小管というものの働きを止めることにより、がん細胞を破壊します。微小管への作用点の違いから、ビンカアルカロイドとタキサンの二種類の化学物質に分類されます。また、微小管は神経細胞の働きにも重要な役割を果たしているため、これらの抗腫瘍剤によって、手足のしびれなど神経障害が出る事があります。

  • その他

代表的な薬剤として、白金製剤(DNAと結合して、がん細胞の分裂を阻害します)、トポイソメラーゼ阻害剤(DNAを合成する酵素、トポイソメラーゼの働きを阻害することにより、がん細胞の分裂を阻害します)などがあります。

  • 分子標的治療剤

従来の抗腫瘍剤は、ほぼ偶然に発見された細胞障害性のある物質の研究によって開発されてきました。これらの薬剤は主にがん細胞の障害能力を視標に化学構造を変化させてきましたので、正常細胞を区別する力に乏しく、多くの副作用は避けられないものとされてきました。しかし、近年の分子生物学の進歩により、癌細胞だけが持つ特徴を/分子レベルで/捉えられるようになってきました。これを標的とする薬剤は分子標的療法薬と呼ばれ、最近の抗腫瘍剤開発の主流となってきております。白血病、悪性リンパ腫をはじめ、乳がん、肺癌などで有効な手段となりつつあります。

 II.     抗腫瘍剤の投与方法

抗腫瘍剤も一般の薬剤と同様に静脈注射、経口投与、筋肉注射や胸腔内・腹腔内投与などに加え、腫瘍へ直接投与することもあります。しかし、抗腫瘍剤の溶解性や局所の血管の刺激性などといった薬物の特長により投与に工夫が必要な事があります。

抗腫瘍剤の投与は/一般には静脈を使った点滴の形で実施されるのが多いのですが、前述のように多くの抗腫瘍剤は血管の内皮を障害することが多く、これも厄介な副作用のひとつです。抹消の血管そのものを選択することも重要ですが、中心静脈という太い動脈に直接抗腫瘍剤を注入する方法も一般的に行われています。

治療効果をあげる工夫として、前述のように癌病巣の栄養動脈に抗腫瘍剤を直接注入する“動注療法”が行われることもあります。栄養動脈は、がんが増殖するのに必要な栄養や酸素を運んでいます。この栄養動脈に直接抗腫瘍剤を注入す得る方法が動注療法です。この療法のために、目的箇所の栄養動脈にカテーテルというくだを挿入・留置する必要があります。臓器固有の太い動脈がある肝臓や腎臓に対して、動注療法がよく行われます。また、上顎癌などの頭頚部がん、骨腫瘍、卵巣がん、膀胱がん、前立腺がん、膵がん、さらには進行した乳がんなどにも動注療法は適用される事があります。

III.     癌化学療法の目的

がんの化学療法の最大の目的は、患者さんの生命を守ること(治癒)ですが、場合によってはがんの増殖を遅らせること、がんによる症状から開放すること、全身状態(QOL:クオリティオブライフ、生活の質)の改善などを目的とする事があります。治療内容は患者さんにとって最善のものを選択しますが、どんな治療が最善かは、患者さんの信条や習慣により異なります。がんの化学療法は、日々進歩しており、治療方針を決定するため、治療法についての正確な情報が主治医より説明されます。いろいろな治療法がありますが、どの治療法にも適応と限界があり、すべてに有効という完全な治療法はまだありません。ひとつの治療法では完治が見込めない場合には、いくつかの治療法を組み合わせて、それぞれの限界を補いあって治療する場合もあります。このような治療法を“がんの集学的治療”と呼んでいます。

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *